Du lịch Tây Tạng là trải nghiệm mới lạ và hấp dẫn đối với bất kỳ du khách nào. Khám phá vùng đất bí ẩn và linh thiêng này du khách sẽ như lạc vào một thế giới khác khiến bản thân luôn muốn tìm hiểu và khám phá. Du lịch Tây Tạng bạn sẽ thấy những điều khác lạ và đặc biệt. Vậy Tây Tạng ở đâu và thuộc quốc gia nào và điều gì khiến Tây Tạng trở thành một trong những thành phố bí ẩn nhất, hãy cùng Elmistibota khám phá nhé.
Tây Tạng ở đâu?
Tây Tạng nằm ở biên giới phía tây nam của Trung Quốc, trên cao nguyên Qinghai, nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ. Diện tích Tây Tạng 1,2 triệu km2, cao hơn 4.000m so với mực nước biển và có hơn 50 đỉnh cao hơn 7.000 mét. Vì vậy, nó được gọi là “mái nhà của thế giới”, “đất nước của tuyết” hay “cực thứ ba trên toàn cầu”.
Tây Tạng thuốc nước nào?
- Về mặt hành chính, Tây Tạng là một khu tự trị của đất nước Trung Quốc bao gồm một thành phố và 6 quận. Lhasa là thành phố trung tâm và 6 quận xung quanh là Shigatse, Ngari, Shannan, Chamdo, Nagqu và Nyingchi. Các thành phố này đa số nằm ở khu vực trung tâm và phía nam…
- Về mặt địa lý, vùng đất này được chia thành ba phần: phía đông, nam và bắc. Phần phía đông là khu vực rừng nguyên sinh, phần phía bắc là đồng cỏ mở và phần phía nam là khu vực dành cho nông nghiệp.
Ngôn ngữ được dùng ở Tây Tạng
Tiếng Tạng là ngôn ngữ chính thức của khu tự trị Tây Tạng thuộc cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và khu vực Thượng Mustang của Nepal. Ngôn ngữ này cũng được nói ở Ấn Độ. Tiếng Tạng được viết cùng hệ thống chữ viết với tiếng Dzongkha (được nói ở Bhutan). Tiếng Tạng chuẩn được dựa trên bài phát biểu ở thủ đô Lhasa và là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngôn ngữ Tạng, với hơn một triệu người nói.
Giới thiệu về Tây Tạng
Tây Tạng là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, hiện nay đây cũng là nơi cư trú của một lượng đáng kể người Hán và người Hồi. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900m (16.000 ft), và có hơn 50 đỉnh cao hơn 7.000m.
Dù sở hữu địa hình núi cao hiểm trở, Tây Tạng hiện nay vẫn có cơ sở hạ tầng phát triển. Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển của du lịch, điều kiện nơi ở của du lịch Tây Tạng được cải thiện nhiều.
Theo lịch mặt trăng, hằng năm du lịch Tây Tạng diễn ra hơn 100 lễ hội, mang đậm bản sắc văn hóa và tôn giáo khu vực. Trong mỗi sự kiện lễ hội lại có chuỗi hoạt động hấp dẫn, thí vị như các trò chơi, lễ kỷ niệm, hội chợ…
Bên cạnh đó, du lịch Tây Tạng còn hấp dẫn du khách bởi hệ thống các chùa và tự viện, phần lớn đều được xây dựng trên núi. Người dân nơi đây quan niệm rằng, ngọn núi là nơi ở của các vị thần, nơi linh thiêng để thờ cúng. Trong đó phải kể đến Potala, cung điện Phật giáo nổi tiếng.
Xem thêm: Đảo Bali Ở Đâu? 11+ Kinh Nghiệm Xương Máu Du Lịch Bali
Phương Tiện Đến và Di Chuyển ở Tây Tạng
Có 3 cách để đến Tây Tạng theo đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Tuy nhiên, đường bộ thì hầu như ít có du khách nào đi, kể cả người Trung Quốc. Đi đường sắt thì phải đi đến ga Bắc Kinh hoặc ga Thanh Hải. Mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Còn nếu đi đường hàng không bạn có thể qua hãng Air China có đại diện ở Việt Nam đặt vé từ chặng trước. Nếu bạn ở TP. Hồ Chí Minh có thể đặt vé chặng Hồ Chí Minh – Nam Ninh. Nếu bạn ở Hà Nội bạn có thể đi xe bus lên Lạng Sơn qua cửa khẩu Hữu Nghị, hoặc tàu Liên Vận sang TP. Nam Ninh.
Từ Nam Ninh, đáp máy bay sau 2 giờ bay đoàn có mặt ở sân bay Thành Đô – Tỉnh Tứ Xuyên tùy theo các chuyến bay bạn có thể phải ngủ qua đêm mới có máy bay tới TP. Lhasa.
Ở thủ đô Lhasa bạn có thể di chuyển bằng đi bộ, xe máy kiểu tuk tuk bên Thái Lan hoặc taxi với giá 10 tệ một lần. Còn những điểm du lịch ngoài Lhasa chúng ta phải di chuyển bằng xe bus mất rất nhiều thời gian.
7 điều ít biết về Tây Tạng
- Nằm trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng, Tây Tạng trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc.
- Với độ cao trung bình 4.500 m so với mực nước biển, trên vùng núi Himalaya, Tây Tạng là cao nguyên cao nhất hành tinh. Khi du lịch ở đây, du khách có thể cần sử dụng bình oxy.
- Người Tây Tạng có gen khác biệt, giúp thích nghi với địa hình khắc nghiệt. Đó là lý do họ có hệ tuần hoàn và tim mạch khỏe mạnh, để có thể sinh sống ở độ cao như vậy.
- Được mệnh danh là cực thứ ba của thế giới, Tây Tạng sở hữu nguồn nước và băng khổng lồ sau Bắc cực và Nam cực. Đặc biệt, vùng đất thiêng còn là nơi bắt nguồn của những con sông lớn ở châu Á như Mekong và Trường Giang.
- Theo lịch mặt trăng, mỗi năm Tây Tạng tổ chức hơn 100 lễ hội, thể hiện bản sắc văn hóa và tôn giáo khu vực.
- Lhasa được mệnh danh là thành phố ánh dương với 3.000 giờ sáng mỗi năm.
- Bò lông dài Yak đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Tây Tạng. Không chỉ giúp canh tác nông nghiệp, bò yak còn là nguồn cung cấp sữa, bơ và sữa chua trong khẩu phần ăn của người dân.
Gợi ý những địa điểm du lịch tuyệt đẹp Tây Tạng
1. Thủ đô Lhasa- Vùng đất của các vị thần
Thành phố Lhasa, thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, là một trong những điểm đến mà biết bao người Trung Quốc ao ước được một lần đặt chân đến nơi đây. Đây cũng là một trong những thành phố kỳ vĩ nhất Trung Quốc khi bao quanh thành phố Lhasa là muôn trùng những ngọn núi cao hàng nghìn mét. Nói không ngoa thì thành phố Lhasa không khác gì thành phố nằm trên nóc nhà thế giới.
Thành phố Lhasa nổi tiếng được cho là cội nguồn của Phật giáo, là một thành phố linh thiêng và huyền bí, đây đồng thời cũng là nơi quy tụ của hàng triệu người mộ đạo trên khắp thế giới.
2. Cung điện Potala – kỳ quan tôn giáo huyền bí
Cung điện Potala với hai màu đặc trưng là đỏ và trắng nằm uy nghi và huyền bí trên đỉnh Hồng Sơn, phải mất đến 50 năm để hoàn thành được công trình vĩ đại này. Potala vốn được xây dựng nhằm mục đích làm nơi trú ẩn cho các vị Đức Đạt Lai Lạt Ma vào mùa đông. Cung điện có tổng cộng hơn 1000 phòng, bao gồm khu sinh hoạt của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các bức tranh tường, nhà nguyện và nhiều ngôi mộ hoành tráng.
Cung điện Potala là nơi ở của Đạt Lai Lạt Ma qua nhiều đời và là nơi ở huyền thoại của Quán Thế Âm Bồ Tát. Hiện nay, cung điện Potala là một bảo tàng lịch sử và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1994.
Cung điện Potala là di tích lịch sử đạt cấp 5A của Trung Quốc, tức đây là một trong những địa điểm có giá trị về lịch sử và văn hóa quan trọng nhất của cả quốc gia.
3. Đền Jokhang – chùa Đại Chiêu
Jokhang nằm ở quảng trường Barkhor. Vẻ đẹp của tòa nhà này đến từ sự pha trộn của một số phong cách kiến trúc khác nhau, bao gồm thiết kế của Tây Tạng, Ấn Độ và Nepal. Ngôi đền được xây dựng trên một hồ nước trước đây, theo truyền thuyết, đã được chuyển đổi thành đất chỉ để xây dựng ngôi đền.
Đây là nơi có một trong ba bức tượng duy nhất của Đức Phật Thích Ca, vì vậy nó càng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc hơn đối với các tín đồ Phật giáo Tây Tạng. Được cho là ngôi chùa linh thiêng nhất ở Tây Tạng, địa điểm này được quản lý bởi Trường phái Gelug, mặc dù tất cả các giáo phái đều được chào đón tại chùa, vì đây là trái tim thực sự của Phật giáo ở Tây Tạng.
Cùng với những người Tây Tạng, bạn sẽ thấy khách du lịch chụp ảnh và người dân địa phương bản xứ trên đường phố. Không khí náo nhiệt của thành phố nhưng vẫn mang hơi hướng tâm linh sâu sắc, khiến đây trở thành một địa điểm thực sự độc đáo. Ngôi đền xinh đẹp này cần ít nhất nửa ngày để khám phá nó một cách hợp lý.
4. Núi Kailash
Núi Kailash – ngọn núi linh thiêng nhất thế giới. Được biết đến như là trung tâm của vũ trụ. Đỉnh của nó được ví như nấc thang lên thiên đường. Một cảnh tượng linh thiêng được tôn thờ bởi bốn tôn giáo và hàng tỷ người.
Núi Kailash là một đỉnh núi cao 27,778ft (6638m) ở giữa dãy núi Kailash. Dãy này là một phần của dãy Himalaya. Kailash nằm gần biên giới Ấn Độ và Tây Tạng. Vùng linh địa này được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm.
5. Núi Everest, Tây Tạng
Đỉnh Everest nằm ở giữa biên giới Tây Tạng và Nepal trên dãy Himalaya ở châu Á. Về phía Nepal, Núi Everest nằm trong Công viên Quốc gia Sagarmatha ở Quận Solukhumbu. Về phía Tây Tạng, đỉnh Everest nằm ở quận Tingri thuộc khu vực Xigaze; nơi Trung Quốc coi đây là một khu tự trị và là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao của Everest là: 29.029 feet (8.840 mét) trên mực nước biển.
Với mức độ nổi tiếng của mình, đỉnh Everest luôn là ngọn núi được mong muốn chinh phục nhất thế giới. Tuy rằng không phải ai cũng thực hiện được điều này, nhưng leo đến Everest Base Camp không phải là chuyện không thể.
Được ngắm nhìn khung cảnh bình minh hay hoàng hôn của đỉnh Everest hẳn là một trải nghiệm khó quên đối với mọi du khách hay người dân đến đây tham quan. Núi Everest như biến thành một kim tự tháp phát sáng khổng lồ khi ánh sáng mặt trời cuối cùng chiếu lên đỉnh núi. Đừng mải ngắm cảnh đẹp mà không lấy máy ảnh ghi lại những khoảnh khắc quý giá này trong chuyến đi Tây Tạng, Nepal của mình nhé!
Xem thêm: Danh Sách 18+ Cảnh Đẹp Việt Nam Được Yêu Thích Nhất
6. Hồ Yamdrok
Yamdrok là một hồ nước tuyệt đẹp nằm giữa thủ đô Lhasa của Tây Tạng và thị trấn Gyantse. Nó là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc với diện tích bề mặt là 638 km vuông và chiều dài tối đa là 72 km.
Hồ Yamdrok được coi là huyết mạch của cư dân, được cho là có thể giúp người Tây Tạng tìm thấy linh hồn tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma. Ở độ cao 4.441 mét so với mực nước biển, hồ nước độc đáo này có một số cửa hút từ những ngọn núi tuyết tan, nhưng không có cửa xả. Hồ có sự cân bằng hoàn hảo nhất giữa dòng chảy vào và bốc hơi so với bất kỳ hồ nào trên toàn cầu.
Hồ Yamdrok là một trong những hồ đẹp nhất ở Tây Tạng, và là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. Nước của hồ Yamdrok có màu ngọc lam, một phần là do nước ngọt chảy vào hồ từ băng tuyết tan chảy trên núi và độ sâu của hồ khá nông. Yamdrok là một trong những cảnh đẹp nhất ở Tây Tạng, và là một địa điểm nổi tiếng đối với các nhiếp ảnh gia trong vùng.
7. Hồ nước mặn Namtso
Namtso là một trong những hồ thiêng nhất của Tây Tạng, và được người dân địa phương gọi là Hồ Thánh. Hồ núi tuyệt đẹp này nằm ở Nagqu, một thị trấn ở phía bắc Tây Tạng, cách thủ đô Lhasa khoảng 200 dặm về phía đông bắc.
Hồ Thánh là nơi có năm hòn đảo hoang từng được sử dụng cho các cuộc hành hương mặc dù hiện nay đã bị chính phủ cấm. Du khách đến đây có thể tận hưởng khung cảnh tuyệt vời xung quanh với những con bò rừng hoang dã, vô số loài chim, thỏ rừng và động vật hoang dã địa phương khác là một phần của hệ sinh thái của điểm đến đẹp như tranh vẽ này.
Người dân địa phương trong trang phục truyền thống đầy màu sắc sẽ vui vẻ tạo dáng chụp ảnh và cho phép khách du lịch cưỡi yak với một khoản phí nhỏ hoặc đi dạo dọc bờ biển, leo núi đá hoặc thăm tu viện cổ trên đỉnh đồi được xây dựng khéo léo.
8. Chiêm ngưỡng tu viện Sera
Tu viện Sera là một trong những tổ hợp tu viện đẹp nhất và lớn nhất mà bạn sẽ thấy ở Tây Tạng, được xây dựng trên độ dốc thoai thoải của một ngọn núi nhìn ra Lhasa, những con đường và lối đi lát đá trắng của nó có cảm giác gần như Địa Trung Hải.
Tu viện phát triển rất lớn và thu hút sinh viên từ khắp Tây Tạng và xa xôi như Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả Nhật Bản. Tu viện Sera lưu trữ nhiều di tích quý, nghệ thuật kinh điển để các nhà sư học hỏi kiến thức Phật giáo.
Hơn nữa, cuộc tranh luận về Phật giáo hàng ngày là một lớp học tâm linh vô cùng quan trọng để thực hành và kiểm tra sự thành thạo Phật giáo của họ. Là điểm nổi bật hàng đầu trong Tu viện Sera, cuộc tranh luận mở cửa cho công chúng và khách du lịch thưởng thức nét đẹp của Phật giáo và tìm thấy được sự giác ngộ bên trong tâm hồn mình.
9. Nyingchi – cái nôi của nền văn minh cổ đại ở Tây Tạng
Nằm ở phía đông nam khu tự trị Tây Tạng trên sông Brahmaputra (sông Yarlung Tsangpo), Nyingchi là cửa ngõ vào Tây Tạng từ Vân Nam và Tứ Xuyên. Được bao quanh bởi dãy núi Himalaya, dãy núi Nyenchhen Tanglha và dãy núi Hengduan, thành phố Nyingchi thuộc nhánh phía nam sông Dương Tử của Tây Tạng.
Tây Tạng có độ cao cao và hoang vắng trong mắt nhiều người, nhưng Nyingchi chỉ có độ cao trung bình 3.000m (9.843 ft) với khung cảnh bình dị. Vào tháng Ba và tháng Tư, khi không khí lạnh vẫn còn đang hoành hành trên cao nguyên, những bông đào nở rộ đã tỏa khắp núi tuyết, cánh đồng, thung lũng sông, đường cao tốc và làng mạc Tây Tạng của Nyingchi. Những nơi ngắm đào đẹp nhất là Kongpo Gyamda, Mainling và Bomi.
Vị trí địa lý độc đáo của nó góp phần vào các tài nguyên du lịch đa dạng bao gồm những thung lũng hấp dẫn, hồ nước đẹp, thác nước lộng lẫy, núi non hùng vĩ, rừng rậm cũng như các ngôi chùa Phật giáo cổ xưa.
10. Suối nước nóng Yangbajain
Yangbajain là một thị trấn cách thành phố Lhasa 87 km về phía tây bắc. Đó là một thung lũng xanh tươi được bao quanh bởi những người Du mục với những con bò Tây Tạng và cừu dọc theo sườn đồi. Thị trấn nổi tiếng với Suối nước nóng Yangbajain có nguồn gốc địa nhiệt và đã được phát triển và sử dụng để sản xuất một nửa lượng điện cho Lhasa và các khu vực lân cận.
Yangbajing vẫn còn là một đồng cỏ rộng lớn của cỏ xanh. Ngày nay, các bể bơi trong nhà và ngoài trời đã được xây dựng để du khách thỏa sức bơi lội. Đôi khi trong khi tắm trong hồ bơi ấm áp, mọi người có thể gặp tuyết rơi. Nước ấm tự nhiên của Suối nước nóng Yangbajing cũng rất tốt cho sức khỏe. Sự phong phú của nhiệt địa nhiệt ở Suối nước nóng Yangbajing mang đến cho mọi người rất nhiều điều để khám phá.
11. Thảo Nguyên Litang
Huyện Litang trực thuộc tỉnh tự trị Tây Tạng Ganzi, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Litang là một thị trấn lịch sử ở độ cao khoảng 4.000 mét so với mực nước biển, thậm chí còn cao hơn cả Lhasa, đó là lý do tại sao nó thậm chí còn được gọi là “thị trấn trên không”.
Nó được ca ngợi là một trong sáu đồng cỏ đẹp nhất ở Trung Quốc. Sát núi, đỉnh núi phủ tuyết trắng, trời xanh mây trắng, mang vẻ đẹp muôn hình vạn trạng. Du khách có thể tận hưởng đồng cỏ bất tận ở đây.
Sự nổi tiếng của Litang là lễ hội đua ngựa hàng năm, diễn ra trên đồng cỏ gần đó vào tuần đầu tiên của tháng Tám. Nó được các quan chức Trung Quốc bắt đầu để thúc đẩy du lịch, với các ngày ấn định từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 8.
12. Thành phố Shigatse
Shigatse, còn có tên là Xigatse, có nghĩa là ‘vùng đất màu mỡ’. Nó nằm ở vùng đồng bằng ở ngã ba sông Yarlong Tsangpo và Nyangchu, nơi có vùng đất màu mỡ nhất của Tây Tạng. Nó giáp với Ngari về phía tây, Nagqu về phía bắc, Lhasa và Shannan về phía đông và có chung ranh giới với Nepal, Bhutan và Ấn Độ.
Shigatse đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Tây Tạng bởi nền văn hóa cổ xưa, những tu viện hùng vĩ, cảnh quan thiên nhiên tráng lệ và vị trí địa lý vượt trội. Đi ngược dòng từ Lhasa dọc theo sông Yarlung Zangbo và đi qua hồ Yamzho Yumco, bạn sẽ vào vùng Shigatse. Tiếp tục đi về phía nam và bạn sẽ đến một thế giới sông băng tuyệt đẹp và đỉnh Everest cao nhất thế giới. Nó cách 150 km (khoảng 93 dặm) từ Tu viện Sakya. Sau đó đi về phía Tây đến Cảng Zhangmu, cổng vào Nepal, nơi bạn có thể mua các mặt hàng độc lạ từ các nước Đông Nam Á.
13. Làng Gyama và Tu viện Rabye Ling
Một trong những điểm tham quan, du lịch đẹp, nổi tiếng ở Tây Tạng nhất định bạn phải tới đó là làng Gyama và tu viện Rabye Ling. Đây là hai địa điểm hấp dẫn và thú vị, thu hút được rất nhiều khách du lịch đến ghé thăm.
Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tranh tuyệt đẹp và những câu thần chú bằng đá được xuất hiện một cách tự nhiên vào đúng ngày sinh của vua Songtsen Gampo (vị vua nổi tiếng, vĩ đại của Tây Tạng) cùng với đó là rất nhiều điều thú vị khác nữa nhé.
Xem thêm: Wellness Travel: 16+ Địa Điểm Du Lịch Chăm Sóc Sức Khỏe Bậc Nhất Thế Giới
Đi du lịch Tây Tạng nên ăn gì?
Ẩm thực Tây Tạng rất đa dạng chủ yếu là thịt mà rất ít rau, củ quả. Một số món ăn tiêu biểu nhất phải kể đến như: Bánh Tsamba, trà bơ, nấm và rượu Tây Tạng… Nếu bạn không quen ăn những món ăn lạ bạn nên mang theo đồ ăn hộp, đồ ăn khô mang theo cho thuận tiện.
- Tsampa: là một loại bột lúa mạch rang và là một trong những thực phẩm phổ biến ở Tây Tạng. Người Tây Tạng ăn Tsampa mỗi ngày và mang theo như một món ăn làm sẵn khi đi du lịch. Nếu bạn đến thăm một gia đình Tây Tạng với tư cách là khách, họ sẽ chiêu đãi bằng trà, Tsampa và rất nhiều món ăn địa phương. Bột làm từ bột lúa mạch rang và ghee (bơ yak) là một món ăn đặc trưng của Tây Tạng địa phương.
- Thịt bò và thịt cừu: chứa protein cao rất hữu ích trong việc tránh cảm lạnh. Điều này khiến thịt bò (thịt yak) trở thành loại thịt phổ biến nhất được người Tây Tạng ăn. Nhiều người Tây Tạng thường ăn thịt sống khi thịt bò tươi mềm và ngon trong khi những người khác luộc thịt bò và thịt cừu với gừng, muối và gia vị. Thịt bò khô và dải thịt cừu cũng rất phổ biến ở Tây Tạng, hiện nay đã trở thành một đặc sản khiến khách du lịch đến Tây Tạng không thể bỏ qua.
- Mì Tây Tạng (Thenthuk hoặc Thukpa): thường được ăn kèm với rau đơn giản, thịt bò thái hạt lựu, hành lá xắt nhỏ. Những người sống ở các thành phố của Tây Tạng thích ăn mì Tây Tạng và trà ngọt vào bữa sáng. Một số nhà hàng cũng cung cấp củ cải ngâm và tương ớt để nêm mì. Một số người nói rằng phở Tây Tạng là món ăn hấp dẫn nhất cho bữa ăn vì súp có vị ngon cùng với một chút hẹ để giữ ấm cơ thể.
- Sữa đông và sữa chua: Người Tây Tạng sống ở khu vực cao nguyên chủ yếu nuôi yak – bò Tây Tạng và cừu Tây Tạng dẫn đến ăn nhiều thực phẩm có liên quan. Bên cạnh đó, khách du lịch sẽ phát hiện ra người Tây Tạng ăn tất cả các loại sản phẩm từ sữa, bao gồm ghee (bơ), thịt, sữa chua và sữa đông (Pho mát Tây Tạng).
- Xúc xích Tây Tạng: Xúc xích máu được làm từ ruột non yak hoặc cừu được buộc vào với thịt cừu băm nhỏ trộn với máu cừu, muối, hạt tiêu Tứ Xuyên và bột Tsampa. Thành phần của xúc xích trắng là gạo, máu cừu, mỡ cừu và một số gia vị khác. Trong số tất cả các loại xúc xích, xúc xích máu và xúc xích trắng là những loại phổ biến và phổ biến nhất.
Xem thêm: TOP 8+ Trang Phục Truyền Thống Thái Lan Đẹp Không Rời Mắt
Lưu ý cần thuộc nằm lòng khi đi du lịch Tây Tạng
- Do nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm ở Tây Tạng, áo khoác và các trang phục ấm là vô cùng cần thiết.
- Một đôi giày trekking thoáng khí, ấm áp và thoải mái là điều cần thiết cho bạn. Và giày thể thao cao trượt cứng rất được khuyến khích cho bạn, vì chúng không thấm cát, không thấm nước và ấm.
- Do Tây Tạng là khu tự trị, đặc thù chính trị khá phức tạp nên việc quay phim, chụp ảnh cũng bị hạn chế. Các địa điểm tâm linh cũng chỉ được quay phim, chụp ảnh ở bên ngoài, tuy nhiên ở bên trong các công trình tâm linh thực sự làm du khách choáng ngợp bởi vẻ đẹp cầu kỳ, huyền bí. Hơn nữa, năng lượng nơi đây rất dồi dào, mạnh mẽ, được tích tụ từ mật chú do các vị thiền sư tụng qua hàng trăm năm.
- Do lượng oxi trong không khí thấp (chỉ khoảng 50 đến 60%) so với vùng đồng bằng nên các bạn hãy chắc chắn về điều kiện sức khỏe của bản thân trước khi bắt đầu chuyến đi khám phá lãnh địa của Phật Giáo nhé!
- Nước uống, kính râm, kem chống nắng là những thứ không thể thiếu giúp bạn chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết Tây Tạng trong chuyến đi của mình nhé!
- Tây Tạng là vùng đất có khí áp thấp, mật độ không khí loãng hơn so với vùng đồng bằng từ 25 đến 30% vì vậy, Bạn nên đi lên Tây Tạng bằng xe lửa để quen dần độ cao và sự loãng khí. Khi đi xuống bạn có thể đi bằng máy bay. Những người có sức khỏe yếu như huyết áp thấp hoặc có những bệnh về tim mạch nên từ bỏ ngay ý định chinh phục Tây Tạng.
- Lhasa ở độ cao 3800m khi xuống tới sân bay bạn có thể cảm thấy rất khó thở, không nên đi nhanh nói nhiều. Ở sân bay, có bán các bình ôxi bạn nên dùng khi cảm thấy khó thở. Thông thường bạn phải nghỉ ngơi 1 ngày đêm cho quen môi trường rồi mới đi thăm quan. Buổi tối ta thường thấy đau đầu khó ngủ, sau từ 3-4 ngày hiện tượng đó sẽ bớt dần.
Với những tín đồ Phật Giáo thì Tây Tạng chắc chắn sẽ là điểm đến mà bạn hằng mơ ước được đặt chân đến dù chỉ 1 lần. Với bài viết ở trên Tây Tạng ở đâu và những kinh nghiệm du lịch Tây Tạng chi tiết nhất cho du khách lần đầu đến đây. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có được một trải nghiệm thật tuyệt vời tại vùng đất đầy linh thiêng này nhé.