chùa thiên mụ ở đâu
Du Lịch

Chùa Thiên Mụ Ở Đâu? Đệ Nhất Cổ Tự 400 Năm Tuổi

Chùa Thiên Mụ hay chùa Linh Mụ là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Đây còn là chứng tích lịch sử lưu giữ cái hồn sắc, tinh túy nhất của nền văn hóa dân tộc. Ngôi chùa linh thiêng tồn tại hơn 400 trăm năm tuổi và là một trong những ngôi chùa được nhiều người biết đến gắn liền với lời nguyền “chia tay” của các đôi trai gái. Vậy Chùa Thiên Mụ ở đâu và sự tích bí ẩn là gì, hãy cùng Elmistibota.com tìm hiểu nhé!

Chùa Thiên Mụ ở đâu?

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm ở trên con đường Nguyễn Phúc Nguyên, đồi Hà Khê, thuộc phường Hương Long tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía tây, được khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

chùa thiên mụ ở đâu

Có thể nói, chùa Thiên Mụ là ngôi quốc tự lớn nhất dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, là một trong những cảnh đẹp Việt Nam với kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, cảnh trí thơ mộng, hùng vĩ, đang lưu giữ nhiều bảo vật độc đáo, xứng đáng là một danh lam đã được UNESCO xếp hạng là Di sản Văn hóa thế giới.

Thuyết minh về Chùa Thiên Mụ

Vì sao có tên là Chùa Thiên Mụ?

Nếu ai đã từng nghe kể và ấn tượng với sự tích núi Bà Đen Tây Ninh với người con gái 3 lần báo mộng và giúp chúa Nguyễn Ánh chống lại quân Tây Sơn thì sự tích chùa Thiên Mụ cũng không hề kém cạnh. Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự“ (chùa Thiên Mụ).

chùa thiên mụ ở đâu

Từ đó về sau các chúa Nguyễn và vua Nguyễn đều xem đây là ngôi quốc tự, thường xuyên chăm lo tu bổ, tôn tạo và xây thêm nhiều công trình kiến trúc, làm cho diện mạo ngôi chùa ngày càng phong quang.

Lịch sử và kiến trúc Chùa Thiên Mụ – Thừa Thiên Huế

Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm – di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.

Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó, Cho người sang Trung Hoa thỉnh hơn 1.000 bộ kinh sách Phật giáo về lưu giữ ở lầu Tàng Kinh trong chùa. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Ông còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Trong thời gian quân Trịnh vào chiếm cứ Phú Xuân (1775 – 1786), chùa Thiên Mụ bị chiến tranh tàn phá và xuống cấp nghiêm trọng.

Dưới triều đại Tây Sơn (1786 – 1801), chùa lại bị binh hỏa tàn phá. Đến giai đoạn hai vị vua đầu triều Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng), chùa được trùng tu nhiều lần và trở nên khang trang hơn.

Đến thời Thiệu Trị (1841 – 1847), để kỷ niệm lễ Bát tuần Thánh thọ của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long mẹ vua Minh Mạng bà nội vua Thiệu Trị). Nhà vua cử Thống chế Hoàng Văn Hậu đứng ra trông coi việc xây dựng thêm một số công trình kiến trúc mới: tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện (trước mặt tháp), hai nhà bia ở hai bên đình, cùng hệ thống bậc cấp, trụ biểu, nữ tường… Cuộc đại trùng tu này kéo dài từ năm 1844 đến năm 1846 mới hoàn thành.

chùa thiên mụ ở đâu

Sau đó hơn nửa thế kỷ, vào năm 1899, các nhân dịp lễ mừng bà Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị) thọ 90 tuổi (cửu tuần đại khánh tiết). Vua Thành Thái cho bộ Công đại tu tháp Phước Duyên và dựng một tấm bia nhỏ ở đế tháp để kỷ niệm.

Năm 1904, một trận bão lớn nhất xưa nay ở Huế (thường gọi là bão năm Thìn) làm cho nhiều công trình kiến trúc điện, đình, lầu, gác trong khuôn viên của chùa Thiên Mụ bị sụp đổ nặng nề, trong số đó có đình Hương Nguyện, điện Di Lặc, lầu Tàng Kinh. Một số công trình hư hại quá trầm trọng phải bị triệt giải, như điện Di Lặc, lầu Tàng Kinh chẳng hạn. Ba năm sau (1907), đình Hương Nguyện được tu bổ nhưng chuyển vào dựng trên nền cũ của điện Di Lặc và làm nơi thờ Quan Công.

Đến năm 1957, chùa được trùng tu một lần nữa. Đặc biệt trong đợt này hầu hết các bộ phận kiến trúc và trang hoàng trong điện như cột, kèo, đòn tay, bệ thờ,  khám thờ điện Đại Hùng đều được thay thế bằng bê tông giả gỗ.

Trụ trì Chùa Thiên Mụ

Trụ trì của chùa Thiên Mụ – Hòa thượng Thích Đôn Hậu thuộc đời thứ 8 phái thiền Liễu Quán, thế danh là Diệp Trương Thuần. Ngài sinh ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ (16-2-1905) tại làng Xuân An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là người đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nền Phật giáo Việt Nam.

chùa thiên mụ ở đâu

Xem thêm: Tây Tạng Ở Đâu? 13+ Địa Điểm Du Lịch Tây Tạng Nổi Tiếng

Hướng dẫn đi đến Chùa Thiên Mụ Huế chi tiết

Chùa Thiên Mụ – Huế cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây, nên chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển là tới nơi. Bạn có thể lựa chọn phương tiện thuyền rồng, ô tô, xe máy hoặc xích lô để di chuyển và đường đi cũng khá dễ dàng. Từ Kinh Thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái qua đường Yết Kiêu, đi thêm một đoạn nữa, rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến bạn rẽ phải vào đường Kim Long, tiếp tục đi thêm 2 km nữa là tới chùa Thiên Mụ.

chùa thiên mụ ở đâu

  • Xe máy: Huế không lớn nên các địa điểm du lịch Huế cách nhau không quá xa. Với việc di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ chủ động hơn về địa điểm đến cũng như thời gian. Bạn có thể thuê dịch vụ xe máy theo ngày tại homestay, khách sạn nơi bạn ở. Với giá thuê dao động chỉ từ 80.000đ – 150.000đ/ngày.
  • Đi thuyền: Đi thuyền rồng dọc theo sông Hương từ bờ bắc khoảng 30 phút để đến chùa Thiên Mụ, tận hưởng làn gió thổi trên bờ sông mát rượi cùng phong cảnh tuyệt đẹp.
  • Xe đạp: không ít du khách lựa chọn đạp xe đến chùa Thiên Mụ để có thể tận hưởng được trọn vẹn hơn bầu không khí trong lành bên bờ sông Hương thơ mộng. Chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 5km, vì vậy ý tưởng đạp xe du lịch chùa Thiên Mụ cũng không hề tồi.
  • Taxi: di chuyển tới chùa Thiên Mụ Huế bằng Taxi cũng là một giải pháp tốt. Vừa rẻ lại vừa tiết kiệm tối đa thời gian. Trước khi thuê Taxi quý du khách nên tham khảo bảng giá dịch vụ Taxi tại Huế để tránh bị “chặt chém” nhé!
  • Xe ôm: Nếu tay lái bạn yếu, mà lại không thích ngồi xe taxi thì thuê xe ôm di chuyển đến Chùa Thiên Mụ cũng rất hợp lý. Đặc biệt, dịch vụ taxi công nghệ ở Huế hiện rất phát triển. Không quá mất nhiều thời gian để chờ & bắt được xe đâu nhé!

Giá vé và giờ mở cửa Chùa Thiên Mụ

  • Giờ chùa mở cửa: Cả ngày. Nếu muốn chụp ảnh đẹp và tận hưởng không gian yên tĩnh của chùa thì 06h00 – 08h00 là khung giờ đẹp, ít các đoàn khách đông đúc. Còn nếu muốn ngắm nhìn hoàng hôn lãng mạn trên bờ sông Hương êm đềm thì hãy có mặt vào khoảng từ 17h00 – 18h00 chiều nhé!
  • Giá vé tham quan chùa: hoàn toàn miễn phí.

Sự tích dân gian Chùa Thiên Mụ

“Oán tình duyên” là câu chuyện gắn liền với Thiên Mụ tự, được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều đời, một sự tích thần bí mà những người lớn tuổi thường dặn con cháu không nên dẫn người yêu của mình đến vãn cảnh nơi này, sẽ khó thành duyên vợ chồng.

“Chuyện kể rằng, ở vùng đất này xa xưa có một đôi trai gái yêu nhau say đắm nhưng chàng trai mồ côi, nhà nghèo, không môn đăng hộ đối, không có vật chất cho sính lễ nên không thể kết hôn với cô tiểu thư khuê các lầu son. Thề non hẹn biển trong sự cấm đoán và phản đối kịch liệt của nhà gái, oan trái, nghiệt ngã, quá đau khổ cả hai cùng gieo mình xuống dòng Hương trước Thiên Mụ tự, tìm hạnh phúc ở xứ “thênh thang cuối trời”, nhưng chỉ có chàng trai lặng lẽ về phía bên kia, còn cô gái dạt vào bờ được một người chài lưới cứu sống. Sau đó, gia đình đã ép cô gái lấy một người giàu có. Thời gian qua đi đã làm cho cô gái dần quên chuyện xưa, còn chàng trai chờ mãi người yêu mà không thấy, chàng đã căm hận nhập vào chùa Thiên Mụ, nguyền rằng bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau đến đây thì tình yêu sẽ đổ vỡ, chia tay.”

Dù có nhiều cách giải thích khác nhau của các nhà sư cũng như các nhà nghiên cứu Huế học, vì mục đích gìn giữ tôn nghiêm chốn cửa Phật nhưng lời nguyền trong huyền thoại ấy vẫn cứ được truyền đời này qua đời khác khiến chùa Thiên Mụ thêm linh thiêng và huyền bí.

chùa thiên mụ ở đâu

Nhắc tới sự tích chùa Thiên Mụ Huế, trụ trì tại đây cho biết rằng: Thực tế, đây là câu chuyện được thêu dệt để răn đe các cặp đôi yêu nhau lợi dụng góc khuất trong chùa để làm những chuyện ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và thanh tĩnh.

Vì vậy, lời nguyền này hoàn toàn không có thật. Tuy nhiên, cũng muốn nhắn nhủ tới mọi người khi đến tham quan cần có thái độ lịch sự, trang nghiêng để không làm mất đi hình ảnh và giá trị đẹp của chùa Thiên Mụ Huế.

Xen thên: TOP 8+ Trang Phục Truyền Thống Thái Lan Đẹp Không Rời Mắt

Chùa Thiên Mụ có gì?

1. Bến Thuyền

Bến thuyền đúc bê-tông có 24 bậc tam cấp lên xuống nằm ở phía trước chùa Thiên Mụ. Đây là nơi cập bến cho những khách du lịch đi thăm chùa bằng thuyền rồng từ phía bờ bắc. Đứng từ đây, nếu muốn có những khung cảnh check in độc đáo thì background cổng tam quan chùa Thiên Mụ phía sau bến thuyền sẽ rất tuyệt vời đấy.

chùa thiên mụ ở đâu

2. Cổng Tam Quan Chùa Thiên Mụ

Đây là cổng chính dẫn vào chùa Thiên Mụ với cấu trúc 2 tầng, 8 mái và 3 lối đi. Tại mỗi lối đi đều có cửa ván bằng gỗ với hai bên là bức tượng hộ pháp trấn giữ. Bước vào không gian bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 12 tác phẩm điêu khắc gỗ khổng lồ. Phác hoạ những vị thần bảo vệ đền thờ.

chùa thiên mụ ở đâu

3. Tháp Phước Duyên Chùa Thiên Mụ

Tháp được xây dựng trên một nền hình bát giác bằng đá thanh ghép mộng rất kỹ thuật. Toàn thân tháp được kiến trúc theo hình này. Mặt tháp nhìn về hướng Nam chếch sang đông 150o. Từ nền tháp mà lên, toàn thân tháp gồm có 7 tầng. Tầng dưới lớn, các tầng trên, cứ một lớp gạch xây lên là có sự thu nhỏ dần theo tỷ lệ, cho tới tầng cuối cùng trên chóp thì có đặt một bình cam lồ. Chiều cao của toàn ngôi tháp kể từ mặt đất lên đến đỉnh bình cam lồ cao được 37 thước (cũ), theo thước của thời Thiệu Trị là 05 trượng 03 thước 02 tấc. Với cách tính của chúng ta hiện nay thì tháp cao khoảng 21m30.

chùa thiên mụ ở đâu

Trong đại thể, tất cả các tầng tháp được thiết kế giống nhau về cơ bản, chỉ khác nhau về màu sắc. Mặt chính của tháp nhìn ra sông theo hướng Nam có chênh Đông 150o. Mặt này có bố cục giống nhau cho cả 7 tầng. Từ dưới lên trên đều được tô quét màu gạch hồng đậm. Chỗ hoành phi và câu đối được xây lõm xuống và quét màu trắng. Chữ ở hoành phi sơn màu vàng, chữ ở câu đối sơn màu tím đậm. Tất cả đều được đúc bằng đồng có đinh đóng sâu và gạch.

Lối vào bảo tháp là hai cánh cửa đồng bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên các tầng. Mỗi tầng đặt một bàn thờ là nơi thiết trí tượng Phật. 7 vị Phật thờ trong tháp được gọi là “quá khứ thất Phật”:

  1. Tầng thứ nhất có 4 chữ “Phước Duyên Bảo Tháp” thờ: Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi (Vipassi)
  2. Tầng thứ hai có 4 chữ “Phước Bị Quần Sinh” thờ: Phật Thi Khí (Sikkhi)
  3. Tầng thứ ba có 4 chữ “Hóa Thông Vạn Loại” thờ: Phật Tỳ Xá Phù (Vessabhu)
  4. Tầng thứ tư có 4 chữ “Thiện Căn Hữu Khế” thờ: Phật Câu Lưu Tôn (Kakusandha)
  5. Tầng thứ năm có 4 chữ “Phước Quả Thường Viên” thờ: Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Konagamana)
  6. Tầng thứ sáu có 3 chữ “Cực Lạc Thiên” thờ: Phật Ca Diếp (Kassapa)
  7. Tầng thứ bảy có ba chữ “Tự Tại Thiên” thờ: Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật (Sakkamuni)

Cách bố cục mặt trước của tháp đã được phối cảnh toàn bề mặt của 7 tầng tháp đầy vẻ trang nghiêm. Bảy mặt còn lại của toàn thân tháp đều xây gạch để trần không tô. Điều này không khỏi làm cho người ta nghĩ đến văn hóa Champa.

4. Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

Nằm cuối khuôn viên chùa là khu mộ tháo cố hòa thượng Thích Đôn Hậu. Công trình này được xây dựng trên nền thờ của vị hòa thượng Thích Đôn Hậu, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời. Ở đây cũng có ngôi tháp cao 7 tầng nhưng quy mô nhỏ hơn tháp Phước Duyên, xung quanh là rừng thông xanh bát ngát.

chùa thiên mụ ở đâu

5. Bia thời chúa Nguyễn Phúc Chu

Đây là một tấm bia đá thanh khá lớn, cao 2,6m rộng 1,25m, dựng trên lưng một con rùa bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m đều được khắc chạm uyển chuyển, tinh vi. Bộ tác phẩm bằng đá này mang giá trị cao và nghệ thuật của thời các chúa Nguyễn.

chùa thiên mụ ở đâu

6. Đền Đại Hùng

Đây là ngôi điện chính trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga. Trong lần trùng tu năm 1957, ngoại trừ hệ thống rui và đòn tay, còn tất cả cột, kèo, băng, bệ… đều xây bằng bê tông và phủ bên ngoài một lớp sơn giá gỗ.

chùa thiên mụ ở đâu

Trong điện, ngoài những tượng Phật bằng đồng sáng chói, còn treo một cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt, tinh tú và khắc những dòng chữ cho biết khánh này do một vị quan người Quảng Trị là Trần Đình Ân thuê đúc năm 1677 để cúng cho chùa, và treo một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa, và treo một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714.

7. Đền Địa Tạng

Đền Địa Tạng nằm sau đền Đại Hùng và được ngăn cách bằng khoảng sân rộng trồng nhiều cây cảnh. Nó nằm trên nền của dấu vết của ngôi chùa Di Lặc cũ rất rộng. Con đường bên trái Đại Hùng đi vào bên trong chùa.

chùa thiên mụ ở đâu

Ban đầu đền được xây dựng để thờ Quan Công (từ năm 1907), một điều khá phổ biến trong các ngôi chùa Việt Nam ngày xưa, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa. Cho đến nay, các chùa lớn ở Huế vẫn còn thờ Quan Công. Người ta cho rằng Quan Công sau khi chết rất linh thiêng, biết âm dương, tương lai tốt xấu. Vì vậy, chùa là nơi thờ không chỉ Phật mà còn có bộ hình xăm thẻ.

8. Chuông Đại Hồng Chung

Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc chuông “Đại Hồng Chung” để thờ quốc công. Chuông Đại Hồng Chung dù đã 300 năm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm vốn có. Đại Hồng Chung cao 2,5m, đường kính 1,4m nằm trong khuôn viên chùa Thiên Mụ. Trên quả chuông có khắc Đại Hồng Chung nặng 3.285 cân và có khắc chữ của chúa Nguyễn Phúc Chu với ý nghĩa mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhân dân đều là Phật tử.

chùa thiên mụ ở đâu

Hoa văn trang trí trên Đại Hồng Chung rất tinh xảo với trình độ nghệ thuật cao. Các họa tiết rất linh hoạt đối xứng với nhau. Mặt trên quả chuông có 8 chữ “Thọ” khắc theo lối chữ triện, ở giữa thân chuông chia làm 4 khoảng, khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an” và chạm nổi những hình ảnh long, vân, nhật, tinh: ở phần dưới khắc hình bát quái và thủy ba. Ngoài ra, tương truyền rằng Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ là bảo vật lớn nhất ở Huế thời bấy giờ. Vì vậy, người dân Huế rất tự hào về quả chuông.

9. Chuông Thiên Mụ “Bách bát hồng thanh”

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương”

Cho đến gần đây tôi mới biết Chùa Thiên Mụ – Huế có hai quả chuông. Một quả chuông Đại Hồng Chung được đúc vào năm Canh Dần (1710) đặt trong ngôi nhà bát giác phía bên phải tháp Phước Duyên (nhìn từ trong ra). Còn chiếc chuông đang làm nhiệm vụ giữ nhịp thời gian của “tiếng chuông Thiên Mụ” hiện nay được đúc vào năm Gia Long thứ 14 (1815), đặt trên lầu chuông bên trái cổng Tam Quan, để đi vào điện Đại Hùng.

chùa thiên mụ ở đâu

Từ xưa đến nay, chuông chùa vẫn được vang lên mỗi ngày hai thời, vào lúc 19 giờ 30 và 3 giờ 30 sáng. Mỗi lần đánh trong thời gian một tiếng đồng hồ (60 phút) bằng 108 tiếng chuông để xóa đi 108 nỗi phiền muộn trong thế gian.

Theo giáo lý nhà Phật, chúng sinh trong tam giới (dục, sắc và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh, lão, bệnh, tử, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tằn hội, ái biệt ly khổ, và cầu bất đắc khổ). Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý và tình cảm. Trong mỗi tiếng chuông của người thiền giả đều mang theo tâm nguyện từ  bi gửi gắm đến chúng sinh giải tỏa muộn phiền đau khổ.

Tiếng chuông Thiên Mụ ngoài âm sắc của tiếng đồng được chế tác bằng một kỹ thuật đúc truyền thống hoàn hảo của Phường Đúc – Huế, nó được vang xa nhờ vào vị trí đặt chuông trên đồi cao, lại có dòng sông Hương trải dài như một chất dẫn truyền tự nhiên. Nhưng trên tất cả những yếu tố ấy còn có ẩn chứa một âm sắc vi diệu khó diễn đạt từ chính công phu thiền định và hạnh nguyện từ bi được chuyển tải trong mỗi tiếng chuông của người hành đạo đánh mỗi tiếng chuông.

Cái khó của việc công phu đánh chuông Thiên Mụ là không phải bất kỳ ai cũng làm được. Tiếng chuông sẽ tùy hạnh nguyện đánh chuông của thiền tăng mà âm sắc vang vọng thanh thoát và nhịp điệu của tiếng chuông sẽ khác hẳn nhau. Tương truyền cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu thường thỉnh chuông sáng, người nghe tuy ở xa nhưng vẫn nhận ra.

10. Xe Cổ bất tử Austin Westminster

Theo tài liệu nhà Phật ghi lại, trưa 11/6/1963, một chiếc xe hơi màu xanh da trời hiệu Austin A95 Westminster đưa Hòa thượng Thích Quảng Đức tới ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, trước tòa Đại sứ Cao Miên (Campuchia), ngài đã tự thiêu thân mình để phản đối chế độ Mỹ – Diệm. Điều này đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới với những câu chuyện bí ẩn về trái tim bất tử của Ngài, về chiếc xe sang chở Ngài vẫn là câu hỏi lớn ám ảnh Phật tử, các nhà khoa học, nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới tâm linh. Hiện chiếc xe đang được trưng bày, bảo quản tại chùa Thiên Mụ linh thiêng nơi cố đô Huế.

chùa thiên mụ ở đâu

Về phần chiếc xe Austin A95 Westminster, đã có khá nhiều tài liệu ghi chép về lai lịch chiếc ô tô di vật này. Được biết, chiếc Austin vốn là của một phật tử chùa Thiên Mụ có tên là Trần Quang Thuận, pháp danh Tâm Đức đã có duyên với Phật sự khi cho mượn để đưa rước Hòa thượng Thích Quảng Đức từ chùa Ân Quang tới ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt. Sau khi xảy ra sự việc Hòa thượng tự thiêu, Nha cảnh sát Sài Gòn đã thu giữ chiếc xe như một vật chứng rồi sau đó trả lại cho ông Trần Quang Thuận.

chùa thiên mụ ở đâu

11. Đình Hương Nguyện cũ

Một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ rất đặc biệt của thời vua Triệu trị (1841-1847) mà hiện nay còn bảo lưu được ở chùa Thiên Mụ là bộ sườn của đình Hương Nguyên. Đình Hương Nguyên đựơc xây trước mặt tháp Phước Duyên. Trong trận bão năm Thìn (1904) đình bị đổ.

chùa thiên mụ ở đâu

Để cho không gian tại đây được thoáng, sau đó người ta đã đem ngôi đình cũ vào dựng lại tại nền điện Di Lặc xưa để thờ Đức Địa Tạng. Đây là nguyên mẫu một ngôi nhà tứ giác độc đáo của 150 năm trước. Đứng trong nhà nhìn lên, chúng ta thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở cái nóc duy nhất ở chính giữa. Có một số thơ chữ Hán được khảm nổi trên panô trang trí ở các liên ba.

Các lễ Hội tại Chùa Thiên Mụ Huế

Mỗi dịp xuân sang, chùa Thiên Mụ lại nghi ngút khói hương cùng dòng người tấp nập tìm đến tham quan và dâng lễ. Còn lại bạn có thể đi đến chùa tất cả các ngày trong tuần nhé.

Thời điểm đẹp nhất đi viếng Chùa Thiên Mụ

Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan chùa Thiên Mụ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2. Thời tiết ở Huế lúc này mát mẻ và vô cùng dễ chịu, thích hợp để du khách tham quan và vãn cảnh chùa. Khi đến tham quan chốn linh thiêng như đền chùa, bạn nên chú ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Và bạn cũng nên ở lại tại các homestay Huế để tiết kiệm chi phí nhất có thể.

chùa thiên mụ ở đâu

Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Thiên Mụ Tự Túc

  • Khi tham quan nên mang trang phục kín đáo, lịch sự. Không nên mang đồ quá táo bạo, ngắn hay hở hang. Bởi vì chùa Thiên Mụ là một địa điểm du lịch tâm linh.
  • Không được đội mũ khi vào bên trong cầu khấn
  • Khi tới chùa Thiên Mụ với một lời thanh tĩnh, bạn tránh cười nói to ảnh hưởng đến không gian của chùa cũng như những người xung quanh.
  • Để chắc chắn thì đến chùa Thiên Mụ Huế bạn nên hạn chế cầu tình duyên nhé.
  • Nếu đến tham quan vào mùa hè, bạn nên chuẩn bị sẵn ô che, nước uống…